Bạn là nô lệ hay Pharaoh trong kim tự tháp? (Tác giả Hoang Gia Hai Hoang)

Đặng Nam xin phép tác giả (Hoang Gia Hai Hoang) được chia sẻ lại bài viết phần 2 liên quan về giá dịch của Anh trên group Vietnamese Freelance Translators/Interpreters Community.

Ban đầu mình dự định nói về quá trình phát triển sự nghiệp của một phiên dịch tự do, nhưng sau khi cân nhắc lại liên kết với nội dung của phần trước (PHẦN 1: GIÁ DỊCH ĐANG TRỞ NÊN RẺ MẠT https://www.facebook.com/notes/vietnamese-freelance-translatorsinterpreters-community/th%E1%BB%9Di-ho%C3%A0ng-kim-c%E1%BB%A7a-d%E1%BB%8Bch-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A3-qua/843850879038033), mình quyết định dành phần này để mô tả kỹ hơn về mối quan hệ đa tầng giữa khách hàng và người dịch cùng sự ảnh hưởng của nó tới cấu trúc giá dịch.

Trong khuôn khổ bài viết này, ngành dịch (translation industry) chỉ giới hạn trong mảng dịch viết và phi văn học. Ở đây tồn tại một khái niệm “kim tự tháp” khi nói về cấu trúc giá dịch. Kim tự tháp này được tạo bởi nhiều tầng khác nhau, trong đó tầng dưới cùng là tầng rộng nhất, thể hiện cho số lượng nhân công lớn nhất với mức giá dịch thực nhận thấp nhất, còn chóp kim tự tháp là khách hàng trực tiếp (direct client) với mức giá dịch thực trả cao nhất. Giữa chân đế và chóp của kim tự tháp là các tầng tháp khác nhau, càng lên trên giá dịch thực nhận càng cao và số người nhận được mức giá này càng ít đi. Chúng ta sẽ cùng xem xét từng tầng tháp này theo thứ tự từ thấp lên cao.

1. Nô lệ trẻ: Không phải tự dưng lực lượng nhân công tham gia ở tầng này được gọi là slave translators. Cũng giống như những nô lệ xây kim tự tháp Ai Cập, họ là những người đặt viên gạch đầu tiên cho cả công trình nhưng lại bị đối xử tệ bạc nhất. Họ thường xuyên nhận được những đề nghị dịch miễn phí, hoặc có được trả phí thì cũng chỉ ở mức rất thấp, thậm chí không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Với nhiệt huyết và sức khỏe của tuổi trẻ, họ sẵn sàng làm việc thâu đêm suốt sáng trong nhiều ngày liền, chỉ để đổi lại một chút thù lao ít ỏi. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng trên thực tế lực lượng này luôn trong tình trạng dư thừa và luôn có một nguồn cung lao động dồi dào xếp hàng chỉ để được gia nhập vào việc xây dựng chân đế của kim tự tháp.

Bên cạnh các lý do khác, có hai lý do dưới đây quyết định thực trạng này:

a) Nô lệ thường chỉ có sức khỏe mà không có những kỹ năng khác. Tương tự, slave translators hầu hết là đội ngũ sinh viên mới ra trường hoặc còn ngồi trên ghế giảng đường, trong tay chỉ có kiến thức lý thuyết mà không hề có một chút kinh nghiệm nào trong ngành dịch. Rất đông các bạn trong số này chỉ ao ước được dịch một tài liệu thực sự thay vì dịch chay những bài báo thầy cô đưa ra trên lớp. Miễn phí cũng được, miễn là có ai đó dạy cho cách đặt viên gạch như thế nào, bả lớp vữa ra sao hay căn gạch sao cho thẳng hàng.

b) Nô lệ thường chỉ cúi mặt làm việc mà ít ngẩng đầu lên nói chuyện và quan sát thế giới xung quanh. Tương tự, slave translators quá bận rộn trong việc giải quyết những khó khăn về mặt kỹ thuật (ngôn ngữ) trong công việc dịch và bị ép về tiến độ tới mức không có thời gian để trau dồi kỹ năng mềm và cập nhật tình hình thời sự của ngành dịch. Ngoài bản dịch trước mặt ra, họ không biết thế giới xung quanh đang vận hành thế nào, bản dịch này từ đâu tới, qua những tay ai và phục vụ cho ai. Hệ quả là họ không tìm ra con đường để leo lên tầng trên của kim tự tháp và bị kẹt với công việc ở chân đế của kim tự tháp.

c) Nô lệ bị phụ thuộc vào chủ nô. Tương tự, nhiều slave translators bị phụ thuộc vào một nguồn dịch hoặc một số ít nguồn dịch duy nhất. Tâm lý an phận khiến những người này không chịu đi tìm các nguồn dịch khác do đó không có cơ hội và điều kiện để cải thiện chất lượng công việc.

2. Nô lệ già. Nằm ngay trên chân đế của kim tự tháp là tầng nô lệ già. Không khác nhiều so với tầng lớp nô lệ trẻ bên dưới, các nô lệ già đơn thuần cũng làm những công việc chân tay. Nhưng do có nhiều kinh nghiệm hơn, họ nhận được mức thù lao tốt hơn, cho dù cũng chỉ đủ mua thêm chút thịt cá cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, cũng nhờ kinh nghiệm họ được các chủ nô tin tưởng hơn và đôi khi được giao nhiệm vụ quản lý một nhóm nhỏ các nô lệ trẻ khác. Liên hệ tới ngành dịch, nô lệ già là những phiên dịch có đôi chút kinh nghiệm sau một thời gian ngắn hành nghề (1-2 năm). Nhờ đó, họ có trong tay một vài mối dịch ổn định và bắt đầu có quyền lựa chọn mức giá trong số các mối dịch đó. Tuy nhiên, phần lớn những mối dịch này cũng chỉ xuất phát từ các công ty dịch trong nước hay “ông chú làm bên Viettel” mà chưa vượt khỏi ra được thị trường dịch trong nước. Giá dịch theo đó cũng rất khiêm tốn. Lực lượng phiên dịch này cũng rất đông đảo và cũng phải làm việc cật lực để có thể duy trì cuộc sống với một vài bữa ăn cải thiện trong tháng.

Hai tầng kim tự tháp trên đây đã khái quát một lực lượng phiên dịch bị hạn chế bởi yếu tố kinh nghiệm và yếu tố không gian (thị trường trong nước). Những tầng kim tự tháp cao hơn sẽ được dùng để mô tả đội ngũ phiên dịch có khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài và thậm chí có khả năng kết nối thị trường dịch giữa nhiều quốc gia khác nhau. (còn nữa)

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image
error: Nội dung được bảo vệ !