Cách phân tích khối lượng tài liệu cần dịch

Cách phân tích khối lượng tài liệu cần dịch

Trong ngành dịch thuật, việc phân tích khối lượng tài liệu cần dịch là điều bắt buộc để từ đó tính ra chi phí dịch là bao nhiêu.

Giả sử có 1 dự án dịch tài liệu bao gồm nhiều file tài liệu khác nhau. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ phân tích dự án dịch để có kết quả là bao nhiêu từ (word) hay bao nhiêu ký tự (character). Và lúc nào thì tính là word, lúc nào thì tính là character?. Với ngôn ngữ nào thì tính là word, ngôn ngữ nào thì tính là character? (Lưu ý: Bài viết này không đề cập tới việc tính số lượng của tài liệu thông qua số trang)

Với mỗi công ty dịch thuật, mỗi cá nhân, tổ chứ có tài liệu cần dịch có thể sẽ có cách tính và quan niệm giống hoặc khác nhau. Bởi lẽ cũng không có một quy định nào bắt buộc, và tất cả lựa chọn là word hay character đều hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận hợp tác.

Tuy nhiên, ở bài viết này, Đặng Nam sẽ chia sẻ với các bạn cách tính thông thường mà nhiều công ty dịch thuật, cá nhân, tổ chức thường dùng để các bạn có thể thêm 1 kênh tham thảo cho công việc của mình.

1. Tính khối lượng theo từ (word) hay ký tự (character)

Việc tính khối lượng tài liệu theo từ (word) hay ký tự (character) thông thường sẽ dựa vào ngôn ngữ của tài liệu cần dịch là gì.

Thông thường có 2 dạng ngôn ngữ là chữ tượng hình và chữ tượng thanh

  • Chữ tượng hình là hệ thống chữ viết đối lập với chữ tượng thanh. Nếu trong hệ thống chữ tượng thanh mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm hay một tổ hợp âm, thì trong hệ thống chữ tượng hình mỗi một ký hiệu tương ứng với một từ hay một hình vị (đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa trong ngôn ngữ tương ứng). Đại diện của chữ tượng hình gồm có chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya (Theo bách khoa toàn thư wikipedia).Các ngôn ngữ phổ biến trong dịch tài liệu là Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Thái Lan. Với ngôn ngữ kể trên thì thường chúng ta sẽ tính khối lượng của tài liệu theo ký tự (character).
  • Chữ tượng thanh, hay còn gọi chữ biểu âm, là hệ thống chữ viết mà trong đó, mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm vị (đơn vị âm thanh nhỏ nhất của một ngôn ngữ) hay một âm tiết (âm thanh tạo thành từ một hoặc nhiều âm vị). Những hệ thống chữ viết tiêu biểu cho chữ tượng thanh gồm có chữ cái Latin, chữ Ả Rập, chữ Hin-đu, hiragana và katakana của Nhật Bản. Chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ cũng thuộc loại chữ tượng thanh. (Theo bách khoa toàn thư wikipedia). Đại diện của chữ tượng thanh là những hệ thống chữ cái như chữ cái Latin, chữ Ả Rập, chữ Hindu, cũng như hiragana và katakana của Nhật Bản. Các ngôn ngữ phổ biến trong dịch tài liệu là Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật… và các ngôn ngữ tương tự. Với ngôn ngữ kể trên thì thường chúng ta sẽ tính khối lượng của tài liệu theo từ (word).

2. Phương pháp tính

Các vấn đề cần phải lưu ý trước khi phân tích file tài liệu dịch

Các cách phân tích thống kê khối lượng tài liệu dịch

  • Cách 1: Quy chuẩn các tài liệu ra định dạng Microsoft Word. Sau đó dùng tính năng Wordcount trong word để phân tích số từ, hoặc character để phân tích ký tự
  • Cách 2: Sử dụng các công cụ wordcount để phân tích khối lượng tài liệu như AnyCount, …
  • Cách 3: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dịch thuật để thực hiện phân tích khối lượng tài liệu

Đối với từng dự án cụ thể, mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Không có cách nào là hoàn hảo với mọi loại dự án dịch. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng song song các cách để phục vụ cho phân tích khối lượng tài liệu dịch.

Bài viết này Đặng Nam muốn chia sẻ với các bạn để cùng hiểu rõ hơn cách phân tích khối lượng tài liệu của dự án dịch. Các dự án dịch mà Đặng Nam muốn đề cập ở đây là các file tài liệu đã có sẵn. Còn đối với một trường hợp khác đó là Website, thì việc phân tích khối lượng dự án dịch Website sẽ được đề cập ở bài viết khác.

Trên đây chỉ là những kiến thức rút ra từ kinh nghiệm làm việc của Đặng Nam, các bạn có thể chia sẻ những ý kiến, phương pháp của mình bằng cách comment phía dưới để chúng ta có nhiều kiến thức phương pháp giúp cho công việc được hoàn thành tốt nhất.

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image
error: Nội dung được bảo vệ !