Ở bài viết này, Đặng Nam sẽ giới thiệu tới các bạn Kích thước khổ trong thiết kế tạp chí dàn trang sách báo.
Khổ giấy: kí hiệu bằng một chữ cái đi kèm một con số (ví dụ: A0, A1, A2, A3, A4, B1, B2, B3, B4…), có 3 khổ phổ biến là A (sử dụng rất phổ biến), B (thường dùng cho sách, bao bì,…), C (chỉ dùng để in bao bì), ngoài ra còn có khổ D, E chủ yếu để in áp-phích, quảng cáo. Ở khu vực Nam Mỹ thì có thêm các khổ Letter, Legal, Tabloid.
Lấy đơn vị đo là mm, thì các kích thước khổ cơ bản Theo TCVN 2-1974 có thông số như dưới đây.
A4: 297×210
A3: 297×420
A2:420×594
A1: 594×841
A0: 1189×841
Khổ giấy là kích thước tờ giấy sau khi xén, khổ giấy có 2 loại: khổ chính và khổ phụ.
– Khổ giấy chính: là khổ mà kích thước cạnh mép ngoài tạo thành một hình chữ nhật cân đối.
– Khổ chính có kích thước lớn nhất là: 1189×841 mm với diện tích 1m2. Có 5 loại khổ chính nhận được bằng cách chia đôi khổ giấy lớn hơn kề nó.
– Khổ giấy phụ: tạo thành bằng cách tăng kích thước của một khổ giấy chính nào đó lên một số nguyên lần kích thước các cạnh của khổ giấy.
Chiều cao khổ giấy dùng trong bản vẽ phải tuân thủ theo quy định trên, tức là chiều cao phải bằng 297mm, 594mm hoặc 841mm
Đặc điểm về kích thước các khổ giấy:
– Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng giấy theo tiêu chuẩn là căn hai, sở dĩ “lẻ” như thế là để dễ chia giấy: chia đôi tờ giấy A3 ta sẽ được 2 tờ A4 (xem hình 1 sẽ rõ).
– Giấy có số càng nhỏ thì kích thước càng to, như vậy: A0>A1>A2>A3…, B0>B1>B2>B3…
– Giấy khổ lớn hơn thì có kích thước gấp căn 2 và diện tích gấp đôi giấy khổ nhỏ hơn liền kế nó.
Ví dụ:
Chiều dài A0=(căn 2)*(chiều dài A1); chiều dài A1=(căn hai)*(chiều dài A2)…
Diện tích A0=2*(diện tích A1); diện tích A1=2*(diện tích A2)…
Nếu các bạn cảm thấy khó hình dung quá thì chỉ cần nhớ đơn giản như vầy: Cắt đôi tờ giấy A0 theo chiều dài, ta sẽ được 2 tờ A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cứ thế… Nếu bạn có một kit cần in trên khổ giấy A5 thì sao?_ Chỉ cần cắt đôi tờ giấy A4, vậy là ta đã có 2 tờ giấy A5
Add Comment