Kiểm soát chất lượng bản dịch QA check

Bài viết này sẽ giúp các bạn làm nghề dịch, các đơn vị tổ chức, công ty dịch tài liệu sẽ kiểm soát được chất lượng bản dịch khi làm việc với các đơn vị tổ chức nước ngoài.

Và một điều tất nhiên đó là, chúng ta sẽ phải sử dụng các phần mềm dịch hỗ trợ dịch thuật để làm việc như : Trados, MemoQ, Wordfast; Transit NTX…

Ngày trước , về vấn đề chất lượng, nhiều người quan tâm tới nội dung dịch, ngữ nghĩa là chủ yếu. Điều này hoàn toàn đúng ngay cả tới bây giờ. Tuy nhiên khi hợp tác với các đối tác nước ngoài thì vấn đề chất lượng không chỉ dừng lại ở nội dung ngữ nghĩa. Mà nó còn bao gồm các vấn đề khác như sau:

  1. Terminology: Lỗi dịch không đồng nhất thuật ngữ. Được hiểu là khách hàng đã gửi bộ thuật ngữ cho chúng ta, nhưng chúng ta không sử dụng đúng như trong bộ thuật ngữ đó. Điều này ở một số trường hợp hoàn cảnh là đúng, tuy nhiên có nhiều trường hợp người dịch không nhận thức được tầm quan trọng của từ điển cũng như nhận thức được tầm quan trọng của sự đồng nhất thuật ngữ. Ở nước ngoài, điều trên được họ coi như là một lỗi cực kỳ lớn. Họ sẽ đánh giá chúng ta  rất thấp nếu rơi vào trường hợp đó. Chúng ta không bao giờ được giải thích rằng ở Việt Nam cùng một từ có thể có nhiều cách thể hiện. Đó là một sai lầm.
  2. Inconsistency in Target: Tức là trong bản dịch(gồm 1 hoặc nhiều file) của chúng ta có những dòng đoạn bên Source giống nhau nhưng dịch Target lại khác nhau (lỗi dịch không đồng nhất)
  3. Inconsistency in Source : Cũng giống như trên nhưng ở chiều ngược lại (lỗi dịch không đồng nhất)
  4. Tag Mismatch : Lỗi dịch thiếu hoặc sai các tag
  5. Numeric Mismatch: Lỗi dịch sai về số
  6. Repeated Word: Lỗi dịch trùng lặp từ
  7. Bracket : là dấu [] hoặc () hoặc dấu “.”: Lỗi về các dấu
  8. Và các lỗi khác

Và vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát các lỗi trên?

Chúng ta có thể kiểm soát bằng con người. Tức là chúng ta phải đọc lại dà soát lại từng dòng chữ từng từ, từng dấu, từng con số. Điều này hoàn toàn làm được nhưng sẽ khó và mất nhiều thời gian.

Sự khó khăn để con người kiểm soát dẫn tới các nhà phần mềm đã lên ý tưởng xây dựng phần mềm để kiểm soát vấn đề trên. Và một trong những phần mềm nổi tiếng và được nhiều đơn vị tổ chức sử dụng đó là Xbench và QA distiller.

Về cơ bản hai phần mềm trên sẽ giải quyết được khó khăn chúng ta đang gặp phải một cách nhanh chóng. Và rất thú vị là chính đối tác của chúng ta cũng sử dụng một trong hai phần mềm trên (hầu hết các đơn vị dịch nước ngoài đều sử dụng), vì vậy chúng ta hoàn toàn đáp ứng được cái gọi là chất lượng mà họ yêu cầu cho bản dịch.

Nguyên lý hoạt động của Xbench và QA distiller

  • Về cơ bản là chúng ta sẽ sử dụng một trong hai phần mềm trên để kiểm soát chất lượng
  • Chúng ta sẽ đưa một hoặc nhiều file dịch vào phần mềm để phần mềm tự động phân tích các file dịch mà chúng ta đưa vào.
  • Sau đó phần mềm sẽ xuất cho chúng ta một báo cáo về các lỗi của bản dịch mà chúng ta đưa vào.
  • Dựa vào báo cáo bản dịch đưa ra, chúng ta sẽ sửa các lỗi đó trên hệ thống phần mềm hỗ trợ dịch mà chúng ta đang sử dụng.

 Kết luận: Nếu chúng ta đang hợp tác với các đơn vị, cá nhân, tổ chức nước ngoài thì chúng ta nên sử dụng các phần mềm QA check sau khi dịch xong tài liệu.

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Style switcher RESET
Body styles
Color settings
Link color
Menu color
User color
Background pattern
Background image
error: Nội dung được bảo vệ !